Tư tưởng Chiến_tranh_Xô-Đức

Tư tưởng của Đức

Adolf Hitler đã lập luận trong cuốn tự truyện Mein Kampf cho sự cần thiết của "không gian sinh tồn", theo đó Đức cần phải đánh chiếm các nước ở Đông Âu để mở rộng lãnh thổ cho "chủng tộc Arian thượng đẳng", tức là người Đức. Ông dự kiến giải quyết việc đó như là một cuộc chạy đua tổng thể, bằng cách tiêu diệt hoặc trục xuất hầu hết các cư dân Liên Xô tới Siberia và sử dụng phần còn lại như là lao động nô lệ[27]. Đối với một số nhà lãnh đạo Đức Quốc xã khác (như Himmler[28]) thì cuộc chiến với Liên Xô là một cuộc đấu tranh của xã hội quốc gia chống chủ nghĩa cộng sản và của chủng tộc Aryan chống lại tộc Slav hạ đẳng[29].

Hitler gọi nó trong một điều kiện duy nhất, gọi đó là một "cuộc chiến tranh hủy diệt". Trong Kế hoạch tổng thể phương Đông (Generalplan Ost) được Hitler phê duyệt ngày 25 tháng 5 năm 1940, dân số của Đông Âu và Liên Xô bị chiếm đóng sẽ một phần bị trục xuất sang Tây Siberia, một phần làm nô lệ và cuối cùng là bị tiêu diệt; vùng lãnh thổ chinh phục được sẽ là thuộc địa của Đức hoặc khu định cư của người Đức[30]. Ngoài ra, Đức quốc xã cũng tìm cách để quét sạch lượng lớn dân số người Do Thái của Đông Âu[31] như là một phần của chương trình phát xít nhằm tiêu diệt tất cả người Do Thái ở châu Âu.

Sau thành công ban đầu của Đức ở trận Kiev, Adolf Hitler đã nhìn thấy Liên Xô có nền quân sự yếu kém và chín muồi cho cuộc chinh phục ngay lập tức. Ngày 3 tháng 10 năm 1941, ông tuyên bố: "Chúng ta chỉ cần đá vào cửa và toàn bộ cái cấu trúc mục nát đó sẽ sụp đổ".[32] Như vậy, Đức đã mong đợi một cuộc tấn công kiểu Blitzkrieg sẽ sớm kết liễu Liên Xô và đã không chuẩn bị nghiêm túc cho cuộc chiến tranh kéo dài. Tuy nhiên, sau chiến thắng quyết định của Liên Xô tại trận Moscow, trận Stalingrad và kết quả tình hình quân sự thảm khốc của Đức, Hitler và bộ máy tuyên truyền của Đức Quốc xã đã tuyên bố cuộc chiến tranh là cuộc phòng thủ nước Đức thuộc văn minh phương Tây chống lại "sự phá hoại của đám người Bolshevik" đông đảo đang tiến vào châu Âu.

Ý thức hệ Xô Viết

Nhà nước Xô viết, đứng đầu là Iosif Stalin, lập kế hoạch mở rộng hệ tư tưởng của họ (chủ nghĩa Mác-Lênin) và thúc đẩy sự tiến bộ của cách mạng Cộng sản trên thế giới. Trong thực tế, Stalin không tôn trọng toàn bộ giáo lý chủ nghĩa xã hội của Lenin khi ông xóa bỏ chính sách kinh tế mới của Lenin, đưa nền kinh tế chuyển sang chính sách kế hoạch hóa tập trung và sử dụng nó để biện minh cho sự lớn mạnh về công nghiệp của Liên Xô trong thập niên 1930. Phát xít Đức thì định vị mình như là một hệ thống chống Cộng sản thống nhất, và chính thức hóa vị trí này bằng cách ký vào Hiệp ước chống Quốc tế Cộng sản với Đế quốc Nhật Bản [33] và Italy [34][35] là một tư tưởng tương phản tuyệt đối trực tiếp với học thuyết Xô Viết. Những căng thẳng về ý thức hệ này đã chuyển đổi thành cuộc chiến ủy quyền giữa Đức Quốc xã và Liên Xô [36], khi vào năm 1936, Đức và Phát xít Ý can thiệp vào cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, hỗ trợ phe Quốc gia Tây Ban Nha của Franco, trong khi Liên Xô hỗ trợ những người cộng sản và xã hội chủ nghĩa, được dẫn đầu [37] bởi Đệ Nhị Cộng hòa Tây Ban Nha [34].

Việc Anh - Pháp làm ngơ cho Đức sáp nhập Áo và thôn tính Tiệp Khắc đã chứng minh không thể nào để thiết lập hệ thống an ninh tập thể ở châu Âu [38] theo chủ trương của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô Maxim Litvinov [39][40]. Điều này, cũng như sự thất bại của Xô viết trong việc thuyết phục Anh - Pháp ký một liên minh chính trị và quân sự chống Đức [41] đã dẫn đến ký kết Hiệp ước Xô-Đức vào cuối tháng 8, năm 1939 [42]. Hiệp ước này dẫn đến một sự biến đổi mạnh mẽ về tuyên truyền của Liên Xô. Đức Quốc xã không được mô tả như là kẻ thù không đội trời chung nữa, và các phương tiện truyền thông của Liên bang Xô viết đổ lỗi cho Ba Lan, AnhPháp cho sự bắt đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên đó là về mặt tuyên truyền công chúng, còn trong giới lãnh đạo Liên Xô, họ biết rằng chiến tranh với Đức sẽ sớm xảy ra và cần phải nhanh chóng tăng cường vũ trang cho Liên Xô. Sau khi Đức tấn công thì chính phủ Xô viết đã chuyển hoàn toàn sang khuyến khích việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_Xô-Đức http://www.amazon.com/Struggle-Europe-Turbulent-Co... http://www.axishistory.com/index.php?id=3631 http://www.borodulincollection.com/war/index.htm http://cgsc.cdmhost.com/cgi-bin/showfile.exe?CISOR... http://www.feldgrau.com/WW2-Germany-Soviet-Militar... http://books.google.com/books?id=00fCzJKt1QMC&pg=P... http://www.history.com/news/history-lists/8-things... http://opoccuu.com/m3-lee.htm http://www.time.com/time/printout/0,8816,791211,00... http://ww2stats.com/cas_ger_var_wvw.html